Tính toán, lựa chọn loại máy Ozone cho từng ứng dụng ?
- Ứng dụng xử lý khí:
- Xử lý mùi khí thải:
- Loại khí thải cần xử lý là gì?
- Khí thải đã được gon về đường ống khí thải chưa?
- Lưu lượng và nồng độ các chất trong khí thải ?
- Bản vẽ mặt bằng khu vực cần xử lý ? (Nếu có)
- Khử trùng không khí:
Liều lượng Ozone = Nồng độ Ozone* Thời gian tiếp xúc
Vì vậy việc lựa chọn công suất máy Ozone xử lý phụ thuộc vào:
- Thời gian cho phép xử lý (phụ thuộc vào kế hoạch SX của khách hàng).
- Loại vi khuẩn, vi nấm cần xử lý (Thông thường đối với vi khuẩn, vi rút xử lý ở nồng độ Ozone 2.2 ppm trong thời gian ~ 20 phút. Đối với nấm mốc xử lý ở nồng độ 9ppm trong thời gian 30 – 60 phút)
- Thể tích khu vực cần xử lý.
- Ứng dụng xử lý nước:
Trong ứng dụng xử lý nước, Ozone chủ yếu được ứng dụng để:
- Xử lý Bể bơi: Loại bỏ nước bị ô nhiễm, nước đục, mùi hóa chất do sử dụng quá nhiều chất hóa học, giữ chất lượng nước trong và sạch, hoàn thiện quá trình tiệt trùng, loại bỏ rêu mốc ….
- Xử lý nước thải, nước cấp: LoạI bỏ BOD & COD, làm phai màu, phân hủy cyanophenol và đại phân tử. Tẩy uế, tiệt trùng, loại bỏ mùi và vị, phân hủy chất có hoạt tính bề mặt, loại bỏ Sắt và Mangan, cải thiện sự đông đặc lại của cặn đóng, loại bỏ thuốc trừ sâu, ức chế tảo, ức chế tái tạo của các chất gây ung thư (THM).
- Xử lý nước trong tháp làm mát: Loại bỏ vi khuẩn Legionella, nhiều loại virus, vi trùng, giảm thiểu lượng nước, chi phí năng lượng tiêu thụ …
- Xử lý nước đóng chai: Từ những năm 70-80 thế kỷ trước, ozone đã được dùng để xử lý nước đóng chai. Nước đóng chai trải qua nhiều công đoạn trong quy trình công nghệ, một trong công đoạn xử lý cuối cùng là diệt khuẩn bằng ozone. Hội nước đóng chai quốc tế (IBWA) khuyến cáo dùng liều lượng ozone 1-2 ppp trong 4-10 phút để diệt khuẩn và giữ mức 0.1-0.4 ppm trong quá trình đóng chai. Trong thực tế sản xuất nước, thường người ta áp dụng liều lượng ozone 0.2-0.5 ppm trong 5-20 phút (Theo OzoneTech). Ozone sẽ phân hủy hoàn toàn sau một vài giờ, nhiều nhà sản xuất xuất xưởng nước đóng chai sau 24 giờ xử lý ozone. Ozone không chỉ khử khuẩn mà còn tham gia vào quá trình loại bỏ các tạp chất khác trong nước.
- Xử lý nước nuôi thủy hải sản: Các nghiên cứu xử lý nước nuôi hải sản bằng ozone cho thấy tỷ lệ trứng, ấu trùng sổng cao hơn. Nước xử lý ozone thường có nồng độ 0.01–0.3 ppm hoặc dưới 1 ppm; thời gian là vài chục phút hàng ngày, kéo dài nhiều ngày. Nước có ORP khoảng 300 mV. Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm trứng cá hồi nở nhiều hơn, tỷ lệ ấu trùng sống cao hơn so với nước không xử lý. Tổng quan cũng cho thấy không để nồng độ ozone quá cao, có thể ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ấu trùng.
- Loại nước cần xử lý
- Mục đích xử lý
- Lượng nước cần xử lý
- Bản vẽ mặt bằng khu vực cần xử lý ? (Nếu có)
- Thành tựu nghiên cứu:
Ngoài việc không ngừng phát triển sản phẩm Công ty luôn hợp tác cùng nhóm nghiên cứu là các giáo sư và chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam để đưa ra các ứng dụng hiệu quả nhất của Ozone. Kết quả là từ năm 2018 đến năm 2020 đã ra đời 5 công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Wiley-VCH (Tạp chí Hóa học Việt Nam và Wiley – Đức):
- Study of water disinfection by analyzing the ozone decomposition process.
Tác giả: Nguyen Hoang Nghi, Le Cao Cuong, Tran Vinh Dieu, Doan Thi Yen Oanh
(Vietnam journal of chemistry/ Volume 56, Number 5, October 2018)
- Ozonation process and water disinfection.
Tác giả: Nguyen Hoang Nghi, Le Cao Cuong, Tran Vinh Dieu,Tu Ngu, Doan Thi Yen Oanh
(Vietnam journal of chemistry/ Volume 56, Number 6, December 2018)
- Air disinfection and food preservation by ozone gas.
Tác giả: Nguyen Hoang Nghi, Le Cao Cuong, Tran Vinh Dieu, Doan Thi Yen Oanh
(Vietnam journal of chemistry/ Volume 57, Number 1, February 2019)
- Influence of oxygen concentration, feed gas flow rate and air humidity on the output of ozone produced by corona discharge
Tác giả: Le Cao Cuong, Dang Duc Vuong, Nguyen Hoang Nghi, Tran Vinh Dieu, Doan Thi Yen Oanh
(Vietnam journal of chemistry/ Volume 57, Number 5, October 2019)
- Study of ozone disinfection in the hospital environment
Tác giả: Le Hoang Tu, Le Hoang Oanh, Nguyen Vu Trung, Le Cao Cuong, Nguyen Hoang Nghi, Tran Vinh Dieu, Doan Thi Yen Oanh(Vietnam journal of chemistry/ Volume 58, Number 4, October 2020)