Blue ocean

Xu hướng dùng Ozone trên thế giới?

1. Trên thế giới, người ta sử dụng ozone như thế nào?
Trên thế giới, việc nghiên cứu và ứng dụng ozone để xử lý nước, không khí đã có trên 100 năm nay. Vào năm 1906, tại Nice (một thành phố ở Pháp), các nhà khoa học Hà Lan và Pháp đã lắp đặt hệ thống xử lý nước bằng ozone vì vậy Nice được gọi là “Nơi khởi sinh của kỹ thuật xử lý nước bằng ozone”. Cho đến năm 1916 rất nhiều trạm xử lý nước bằng ozone được lắp đặt tại châu Âu, riêng ở Pháp là 26 trạm. Năm 1940 số trạm xử lý nước bằng ozone là 119 và năm 1977: 1043 trạm. Ở Mỹ, hiện có nhiều nhà máy xử lý nước bằng ozone (tại nhà máy nước Kubala, Carroll, công suất hàng trăm nghìn mét khối/ngày-đêm). Ngoài ra Bộ Nông nghiệp (USAD) và Cục An toàn thực phẩm Mỹ (FDA) coi ozone là an toàn (GRAS/Generally Recognized as Safe) và được dùng trực tiếp với thực phẩm. Quy định của USAD (Bộ Nông nghiệp) ngày  17/12/2002 viết Ozone là chất an toàn và thích hợp trong chế biến thịt và gia cầm  và Chỉ thị của FSIS (Cơ quan an toàn và thanh tra thực phẩm) số 7120.1 viết: Ozone được dùng đối với tất cả các loại thịt. Trước đó từ năm 1957, USAD cho phép dùng ozone trong bảo quản thịt. Năm 1975, FDA đã cho phép dùng ozone trong xử lý nước đóng chai. Năm 2003, người ta sử dụng ozone để chống dịch SARS (Xem: Ozone Disinfection of SARS-Contaiminated Areas Kenneth K. K. LAM B.Sc. (Hons), M. Phil. Enviro Labs Limited, 611 Hong Leong Plaza, 33 Lok Yip Road, Fanling, HONG KONG )
Những người làm và ứng dụng ozone trên thế giới hợp tác với nhau trong Hội Ozone Quốc tế, IOA (The International Ozone Association) và tạp chí “Ozone: Science & Engineering/ Khoa học & Công nghệ ozone”. Như vậy, ozone được thừa nhận là chất diệt khuẩn mạnh và đang được dùng rộng khắp trên Thế giới.

2. Ưu điểm của ozone so với các chất khử khuẩn khác.
Ozone có nhiều ứng dụng, nổi bật là ozone dùng để khử vi khuẩn (bacteria) (kể cả kén , nội bào tử, endospores) và virus, nấm, mốc ...Ozone là chất khử khuẩn mạnh nhất, tức là chỉ cần nồng độ O3 thấp và thời gian ngắn đủ để diệt khuẩn. Thí dụ: chỉ cần 0,02 mg O3/lít (0,02 ppm)  trong 1 phút (hoặc 0,1 ppm trong 12 giây) là đủ để khử hết khuẩn e. coli (J.C. Hoff), cũng với mục đích đó, nếu dùng cloramin thì cần khoảng 100 mg cloramin/lít (100 ppm) trong 1 phút, tức là 5000 lần lớn hơn. Tốc độ diệt khuẩn của ozone nhanh hơn clor vài ngàn lần. Ozone tan trong nước và không khí nên có khả năng diệt khuẩn trong cả hai môi trường này. Chú ý clor, thuốc tím...chỉ có khả năng khử trùng trong nước. Ozone không bền nên tự phân hủy thành oxi trong vài chục phút (môi trường nước), khoảng một  ngày (không khí). Vì vậy ozone không dư đọng lâu trong môi trường và là chất diệt khuẩn mạnh và thân thiện môi trường. Ozone vừa diệt khuẩn, vừa làm cho nước giầu oxi.

3.Ozone dùng ở đâu?
Ozone khử khuẩn trong cả hai môi trường: nước và không khí.
Ozone tan trong nước làm thế oxi hóa tăng từ 200 mV (nước máy) lên 600-800 mV đủ để diệt khuẩn hoàn toàn. Ozone dùng để xử lý nước cấp, nước đóng chai, nước thải, nước bể bơi (khử khuẩn, virus, nấm mốc, khử mùi, khử màu). Nước ozone còn dùng để tẩy rửa dụng cụ y tế, giặt khử khuẩn...Rửa thịt, cá, hoa quả tươi trong dây chuyển chế biến thực phẩm.
Ozone trong không khí với nồng độ khác nhau dùng để khử khuẩn không khí. Thí dụ dùng khí ozone trong dây chuyền sản xuất thuốc, sữa, thực phẩm, trong trại chăn nuôi (khử khuẩn, khử mùi), trong kho bảo quản ngũ cốc (chống mốc), xử lý bề mặt trứng trong trang trại ấp gà, vịt. Khí ozone dùng để khử khuẩn bệnh viện, cụ thể là ozone đã được sử dụng để khử khuẩn phòng mổ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Dự án do Sở KH-CN Hà Nội tài trợ và đã nghiệm thu cuối tháng 3/2020).
Người ta cũng phun hơi cồn để khử khuẩn không khí tuy nhiên cồn chỉ làm biến tính (denaturation) protein của khuẩn và tiềm tàng nguy cơ cháy nổ, nước cloramin dạng phun có sức diệt khuẩn kém hơn rất nhiều so với ozone tức là phải dùng nồng độ cao và dư lượng nhiều. Các hóa chất khác đều khó phân hủy sau khi phun.
Hiện nay người ta vẫn sử dụng các hóa chất độc hại như foocmon, lưu huỳnh để xử lý tiệt trùng không khí trong phòng sạch, dùng Clo và các hợp chất của Clo để xử lý nước nếu thay thế được bằng phương pháp ozone sẽ đem lại hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn nhiều. Công ty CP thiết bị ozone Bkidt với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất máy ozone đã triển khai ứng dụng cho nhiều đơn vị như:
  • Công ty CP dược phẩm trung ương CPC1, Công ty CP dược phẩm Nam Hà, Hanvet … để xử lý các phòng sạch (nơi đóng gói thuốc).
  • Xử lý tiệt trùng nước tinh khiết cho Cty CP Avia, nước khoáng Tiền Hải, Nước Laska …
  • Xử lý nước sản xuất dược phẩm cho Công ty CP Anvi, Công ty CP tập đoàn Merap …
  • Xử lý nước thủy cung và bể bơi cho tập đoàn Vingroup, các hộ gia đình…
  • Khí ozone cũng đã được dùng để xử lý  trứng ấp cho Tập đoàn Dabaco và Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên làm tăng khả năng nở  lên tới 98% vì ozone không làm ảnh hưởng xấu đến phôi chứng như foocmon.
  • Ozone đã được dùng trong phòng sạch sản xuất bánh tươi Công ty TNHH Hải Hà - Tokobuki và phòng sạch sản xuất đông trùng hạ thảo của Công ty TNHH Hóa dược Việt Nam …
Với  kết quả được các doanh nghiệp đánh giá là rất tốt. Như vậy công nghệ ozone đã tiếp cận được với thị trường và được kiểm nghiệm bởi thị trường.

4. Nghiên cứu về ozone tại Việt Nam.
Chế tạo máy ozone công suất lớn, tạo ra ozone sạch (không có oxit nitơ), mở rộng phạm vi ứng dụng ozone an toàn luôn đòi hỏi việc tiếp tục nghiên cứu về khoa học - công nghệ ozone. Có một nhóm nghiên cứu chuyên về ozone thực tế đã hoạt động nhiều năm nay. Trong đó có thể kể tới GS. Nguyễn Hoàng Nghị (Viện Vật lý KT - ĐHBKHN), GS. Trần Vĩnh Diệu (Viện kỹ thuật Hóa học – ĐHBKHN), TS Từ Ngữ (Chuyên gia dinh dưỡng), ThS Lê Cao Cường (TGĐ Công ty CP thiết bị ozone Bkidt) và TS Đoàn Thị Yến Oanh (Viện hóa học – Viện hàn lâm KH Việt Nam). Từ năm 2017 đến nay, nhóm này đã xuất bản 6 bài báo khoa học chuyên về ozone trên tạp chí của Viện HL KH-CN Việt Nam (Xem: Vietnam J. of Chemistry: 58 (4)/2020; 57 (1)/2019; 57(5)/2019; 56(5)/2018; 56(6)/2018; Tạp chí Hóa học, 55(1)/ 2017).

5. Sử dụng ozone an toàn
Ozone cũng như thuốc chữa bệnh hoặc các hoá chất mà chúng ta dùng hàng ngày luôn cần được sử dụng an toàn tức là sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Theo Cơ quan An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (OSHA / Occupational Safety and Health Administration) và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, con người có thể làm việc 8 giờ trong điều kiện nồng độ ozone ~0,1 ppm (ppm là phần triệu). Nếu nồng độ ozone ~0,3 ppm, có thể làm việc an toàn trong 15 phút và nếu thời gian 1 phút thì nồng độ chịu được là 4,5 ppm (theo định luật khử khuẩn Chick-Watson). (Xem: Journal of Exposure Analysis and Empidemiology, 1999, 9, 594-641 (California Environmental Protection Agency). Nếu  nồng độ ozone cao hơn (ozone có thể có tại các phân xưởng điện tử, in...nơi thường có tia phóng điện hoặc tại một số thành phố lớn ở Mỹ có nhiều ozone khói do khí thải xe hơi gây nên) thì nên xử dụng các công cụ bảo vệ mũi (khẩu trang chuyên dụng phân hủy ozone). Trong việc khử nCoV, nếu cần dùng ozone nồng độ cao thì thời gian tiếp xúc với ozone cần phải ngắn đồng thời trang bị khẩu trang bảo vệ chuyên dụng.

 
0912534363